Công nghệ sản xuất sơn chất lượng hàng đầu

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền đô thị hóa với nhiều công trình được cải tạo và xây mới. Điều này kéo theo hàng nghìn công ty lớn, nhỏ tham gia vào lĩnh vực xây dựng và tìm hiểu về công nghệ sản xuất sơn. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo nội dung bài viết được Máy Khuấy cập nhật chi tiết sau đây.

Công nghệ sản xuất sơn nước uy tín, chất lượng

Nhắc đến đơn vị sản xuất sơn uy tín và chất lượng tại Việt Nam khách hàng không nên bỏ qua thương hiệu Net việt technology. Đơn vị đã có bề dày trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cho nhiều doanh nghiệp trên toàn quốc. Điều này cũng trở thành động lực để công ty phát triển, nghiên cứu và đưa ra thị trường những công thức tốt nhất phù hợp với thời tiết cùng tính thẩm mỹ cao.

Lên demo công thức 

Công nghệ sản xuất sơn được tiến hành nhanh chóng và đúng quy trình tiêu chuẩn. Đơn vị sẽ lên demo công thức, chốt phương án sản xuất với khách hàng và bắt tay vào thực hiện theo thỏa thuận đã thống nhất. Tiếp đến đơn vị sẽ gửi lên cơ quan chức năng phân tích xem có đạt chất lượng hay không để nhận giấy phép kinh doanh (thời gian chờ đợi từ 10 đến 20 ngày).

Đăng ký độc quyền nhãn hiệu công nghệ sản xuất sơn

Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận hợp quy chuẩn để đưa vào sử dụng, đơn vị sẽ check thông tin nhãn hiệu. Dựa vào cơ sở tên mà khách hàng lựa chọn để tiến hành check từ cục sở hữu trí tuệ. Nếu khách hàng yêu cầu đăng ký thì bên chuyển giao công nghệ sẽ tiến hành thực hiện. Trường hợp không đăng ký được đơn vị sẽ tiến hành thiết kế nhãn hiệu để khách hàng tiến hành công bố hợp quy chuẩn.

Quy trình thực hiện công nghệ sản xuất sơn chi tiết

Để tìm hiểu về công nghệ sản xuất sơn như thế nào, bạn có thể tham khảo qua các quá trình chính bao gồm: ủ muối, nghiền sơn, pha sơn, đóng gói sản phẩm. Cụ thể:

Ủ muối

Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện công nghệ sản xuất sơn sẽ là chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:

  • Bột màu: thiết, oxit kinh loại, chì,…
  • Bột độn: đất sét, CaCO3, silica,…
  • Phụ gia: chất hoạt động bề mặt, chất phân tán, chất tạo bọt,…
  • Chất tạo màng: styreneacrylic, vinyl-acrylic.
  • Dung môi hữu cơ: nước sạch.

Tất cả nguyên liệu sẽ được cho hết vào thùng ủ muối và khuấy đều dưới tốc độ thấp trong thời gian vài giờ đồng hồ. Điều này nhằm đạt đủ độ thấm ướt tiêu chuẩn. Đến khi chất tạo màng và dung môi tạo thành một hỗn hợp nhão sẽ tiến hành thực hiện công đoạn tiếp theo.

Nghiền sơn

Nghiền sơn chính là công đoạn chính trong quy trình thực hiện công nghệ sản xuất sơn nước. Khi này hỗn hợp các nguyên liệu đã ủ muối đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển vào thiết bị chuyên dụng. Tùy theo yêu cầu về độ nhớt paste cũng như chủng loại sản xuất của mà đơn vị thực hiện sẽ sử dụng máy nghiền ngang, dọc hoặc đứng. Quá trình này sẽ tạo thành dung dịch dạng lỏng mịn, nhuyễn nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Theo công nghệ sản xuất tiêu chuẩn thì thời gian nghiền có thể kéo dài phụ thuộc vào bột độn, bột màu, độ min. Trong giai đoạn này thiết bị sẽ cần phải sử dụng nhiều nước làm lạnh từ 5 đến 7 độ C nhằm đảm bảo paste không bị nóng lên. Đồng thời việc làm này có tác dụng khống chế dung môi bị bay ở nhiệt độ cao gây tác động xấu đến các thành phần trong paste.

Pha sơn

Sau khi đã nghiền hỗn hợp paste đến độ mịn theo yêu cầu thì sẽ chuyển sang công đoạn pha sơn. Đây chính là bước cuối cùng của quá trình thực hiện công nghệ sản xuất sơn. Khi này hỗn hợp sẽ chuyển sang bể pha, có thể nhiều lô paste thành phẩm được đưa vào cùng với nhau. Tại đây có một máy khuấy thực hiện công việc của mình liên tục trong quá trình pha sơn.

Khi hỗn hợp paste được đưa vào bể pha đã tạo đến độ mịn sẽ được bổ sung thêm đủ lượng tạo màng, các phụ gia cần thiết và dung môi. Sau khi sản phẩm đã đạt đến độ đồng nhất chính là thời điểm quá trình thực hiện sản xuất sơn đạt tiêu chuẩn và chuẩn sang giai đoạn đóng thùng.

Đóng gói thành phẩm

Công đoạn đóng thùng có thể được thực hiện thủ công hoặc theo dây chuyền đóng gói tự động. Khi này chúng ta sẽ sử dụng bao bì đựng bằng nhựa, kim loại tùy vào sản phẩm mà đơn vị thực hiện công nghệ sản xuất sơn phát hành. Sau đó thành phẩm sẽ được luân chuẩn vào kho chứa và phân loại theo từng lô hàng rõ ràng, quản lý nghiêm ngặt.

Kho chứa sản phẩm cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ. Bởi sơn thuộc loại có nguy cơ gây ra hỏa hoạn cao do dung môi hữu cơ. Đồng thời nhiệt độ bảo quản cũng phải đạt mức tiêu chuẩn tránh gây hư hỏng trong thời gian chờ sử dụng. 

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi đã giúp độc giả tìm hiểu về công nghệ sản xuất sơn chi tiết nhất. Nếu bạn đang muốn sở hữu những sản phẩm chất gửi và thu về lợi nhuận cao thì hãy liên hệ đến Net việt techonology để hợp tác cùng phát triển. Thương hiệu luôn cam kết mang đến cho khách hàng những giá trị tuyệt vời và đảm bảo về mọi mặt.

Liên hệ tư vấn chuyển giao công nghệ sơn, mở xưởng, nhà máy sản xuất sơn ngay hôm nay bạn nhé!

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Địa chỉ: 16, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0943.188.318 – 0989.188.318

Email: congnghesonnuocnano@gmail.com

Website : congngheson.net – congnghesonnuoc.vn

Công nghệ sản xuất sơn nước cần đầu tư bao nhiêu vốn?
Để thực hiện sản xuất sơn nước, khách hàng cần tính toán và dự trù kinh phí ban đầu vào khoảng 100.000.000đ. Với khoản tiền này bạn có thể sản xuất ra khoảng 550 thùng sơn mịn với chất lượng tầm trung. Đây là chi phí bao gồm cả thùng, máy móc, tiền điện, tiền thuế, tiền nhân công.
Điều kiện pháp lý để thực hiện công nghệ sản xuất sơn nước là gì?
Điều đầu tiên mà bạn cần phải đảm bảo khi thực hiện sản xuất sơn nước chính là giấy phép kinh doanh. Nếu đơn vị chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp thì thủ tục tiến hành sẽ mất khoảng 3 đến 7 ngày để hoàn thành.
Diện tích xây dựng nhà xưởng sản xuất sơn nước là bao nhiêu?
Diện tích xây dựng nhà xưởng để thực hiện công nghệ sản xuất sơn giao động từ 100 đến 300m2. Khách hàng có thể căn cứ vào nhu cầu thực tế, sản phẩm tiêu thụ, đội ngũ nhân sự và khả năng tài chính để đầu tư mặt bằng. Để đảm bảo đến tiến độ sản xuất bạn nên thuê xưởng ở nơi xa dân cư để thuận tiện về mọi mặt.
5/5 - (2 bình chọn)